Quan Điểm Của Philippines Đối Với Tổ Chức Asean Trong Vụ Kiện Về Tranh Chấp Biển Đông

28 Tháng Bảy, 2016
Vừa qua Campuchi đã ngăn Asean ra tuyên bố thể hiện chính kiến của mình đối với phán quyết về “đường lưỡi bò” của tòa án Thế Giới. Theo lý giải của đại diện đất nước này là do họ muốn khuyên Asean tránh sử dụng những biện pháp cũng như từ ngữ có khả năng làm leo thang căng thăng đối với Philipines và Trung Quốc.
Theo quan điểm của ông thì vấn đề vụ kiện và phán quyết nói trên chỉ là độc lập giữa Philippines và Trung Quốc mà không hề liên quan đến Asean vì vậy nên không nên kéo theo các nước thành viên trong Asean hay cụ thể là Campuchia vào các vấn đề này trong cuộc họp tổ chức Asean vừa qua. Chính vì thế Asean phải duy trì tính trung lập của mình mà không nên đụng chạm đến các vấn đề này trong quá trình thảo luận.
Nhiều đánh giá cho rằng việc Campuchia đã có quyết định này là do Trung Quốc đã “mua” sự ủng hộ của đất nước này bằng vào khoản vay mềm 600 triệu USD không lâu trước khi hội nghị Asean diễn ra. Phát biểu về vấn đề này ông Sounry cho biết đây là một cáo buộc sỉ nhục đối với đất nước này.
 Tuy nhiên cuối cùng phiên họp của Asean đã không đưa ra tuyên bố cuối cùng liên quan đến phán quyết “ đường lưỡi bò” hay đề cập trực tiếp về vấn đề về Trung Quốc một cách trực tiếp mà chỉ bày tỏ quan điểm của mình đối với tình hình diễn biến phức tạp trên biển Đông vừa qua.
Đồng thời bản tuyên bố chung của Asean cũng đã kêu gọi đến các bên liên quan đến tranh chấp nên tôn trọng các quy trình pháp lý và đàm phán bằng phương pháp ngoại giao theo các nguyên tắc đã được luật pháp quốc tế thừa nhận. Trong đó nổi trội nhất đó chính là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Hiện nay Trung quốc đang tuyên bố chủ quyền của đất nước mình trên biển Đông chồng lấn lên các quốc gia Asean khác bao gồm Việt Nam, Brunei, Philippines và Malaysia. Trong đó Trung Quốc chỉ chấp nhận giải quyết tranh chấp giữa song phương mà kiên quyết không tham gia đối với tòa án quốc tế được thành lập do các bên đưa đơn kiện.

Vụ kiện của Philippines đã dẫn đến phán quyết của tòa án quốc tế đó chính là: Trung Quốc không hề có bất kì một cơ sở pháp lý nào để có thể đòi hỏi quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên trong yêu sách “đường lưỡi bò” của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *